Tiếng Việt
English

Tham Quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • Bộ phận Kinh doanh

    Call: 027.23778150-027.23778151

accanarydinh@gmail.com

Thống kê truy cập

  • Đang online: 5
  • Tổng truy cập: 23142

Tham quan học tập mô hình Nông nghiệp

Tham quan học tập mô hình Nông nghiệp
Đăng lúc: 24-08-2017 14:14 PM - Lượt xem: 4479
Tại TP. Hồ Chí Minh, đoàn đến thăm hợp tác xã (HTX) rau an toàn Nhuận Đức. HTX được thành lập từ năm 2007, với trên 150 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 150 ha, chuyên canh rau ăn quả như bầu, bí, dưa leo, đặc biệt là ớt. Tại đây các thành viên của đoàn đã học được kinh nghiệm tổ chức mô hình HTX, HTX đảm nhận các khâu dịch vụ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, loại giống cây trồng, thu mua và tiêu thụ sản phẩm thành một dây chuyền khép kín....

Tại TP. Hồ Chí Minh, đoàn đến thăm hợp tác xã (HTX) rau an toàn Nhuận Đức. HTX được thành lập từ năm 2007, với trên 150 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 150 ha, chuyên canh rau ăn quả như bầu, bí, dưa leo, đặc biệt là ớt. Tại đây các thành viên của đoàn đã học được kinh nghiệm tổ chức mô hình HTX, HTX đảm nhận các khâu dịch vụ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, loại giống cây trồng, thu mua và tiêu thụ sản phẩm thành một dây chuyền khép kín. Với quy mô sản xuất tương đối lớn, hệ thống nhà lưới, nhà màn được tổ chức quy mô và tự động để sản xuất các loại cây, củ, quả giống và thương phẩm cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tất cả các hệ thống được sử dụng phương pháp tưới nước tự động, hệ thống nhà màn bao phủ toàn bộ nhằm hạn chế các loại sâu bệnh có thể xâm nhập vào nơi canh tác giúp giảm 70% lượng phân, thuốc, nước và tiết kiệm được 50% chi phí nhân công.

NO PHOTO

Cũng tại Củ Chi, đoàn cũng đến thăm và học tập kinh nghiệm nuôi bò sữa của hộ ông Phan Văn Vũ, Với quy mô 40 con bò sữa bằng cách lai tạo con giống tại chổ bằng các giống bò sữa cao sản với bò lai ZêBu ong đã tạo ra được đàn bò sữa cao sản năng suất sữa của đàn bò đạt trung bình 20 – 25 lít/ngày, ngoài ra đoàn tham quan còn được ông chia sẽ kinh nghiệm trong việc điều trị một số bệnh viêm khớp xương, cách phát hiện và phòng trừ bệnh sốt sữa, sốt nhau; cách ủ chua thức ăn cho bò nhằm tăng năng suất sữa.

Tại Kiên Giang, địa điểm đầu tiên đoàn đến tham quan là ở Ấp An Bình xã Minh Hòa, huyện Châu Thành. Đây là địa điểm triển khai dự án nâng cao năng lực nông hộ do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang được triển khai từ năm 2010 Với quy mô 120 hộ tham gia dự án tại 4 ấp của xã Xuân Hòa. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ mua 1 con bò cái và 900.000đ xây dựng chuồng trại. Đối với các hộ tham gia dự án sau khi bò cái đẻ bê cái thì con bê này được chuyển sang cho hộ khác nuôi và con bò cái đó mới chính thức giao cho gia đình. Nếu đẻ bê đực 2 lứa liên tiếp thì gia đình được bán giao tiền cho dự án mua bê cái cho hộ khác. Đến nay đã có 44 con bò cái đã đẻ ( 22 bê cái và 22 bê đực) số bê cái đang chuẩn bị bàn giao cho các hộ khác nuôi dưỡng. Với cách làm này dự án nhận được sự đồng tình của bà con nông dân và ngày càng mở rộng quy mô. Ngoài ra các hộ tham gia dự đã thành lập các câu lạc bộ để góp vốn tương trợ lẫn nhau trong sản xuất khi các hộ có nhu cầu.
 
Tiếp đến, đoàn thăm quan mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Ấp Kênh 7B xã Thạch Đông A huyện Tân Hiệp, Tại đây đoàn được lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp và xã Thạch Đông A giới thiệu về tình hình triển khai cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Kiên Giang. Giới thiệu về huyện Tân Hiệp và nhất là việc triển khai thành công cánh đồng mẫu lớn tại Ấp Kênh 7B

Đánh giá về chuyến thăm quan, ông Nguyễn Hữu Cầm, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: Chuyến thăm quan học tập rất bổ ích và mang nhiều ý nghĩa, giúp cho cán bộ khuyến nông các tỉnh, huyện và nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở có dịp hiểu được văn hóa, giao tiếp của từng vùng, miền, cách làm hay từ các tỉnh, thành bạn như cách thức triển khai, quản lý và tiếp cận thị trường, quan trọng hơn là rút ra được kinh nghiệm từ các nơi tham quan trong việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ đó chắt lọc những tiến bộ phù hợp với địa phương mình để giúp người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.
         
Ông Lê Thanh Hiệu – Cán bộ Trung tâm ƯDKHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết. “ Qua chuyến tham quan do Dự án phát triển nông nghiệp hỗ trợ, chúng tôi được tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao điều mà chúng tôi chưa từng làm, chuyến thăm quan đã giúp chúng tôi mở rộng thêm tầm nhìn và cách suy nghĩ trong việc triển khai các mô hình nông nghiệp”.
     
Theo kế hoạch, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông sẽ tổ chức tiếp 1 đoàn tham quan mô hình liên kết sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại điển hình và mô hình nông thôn mới, mô hình trang trại chăn nuôi an toàn sinh học và các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng miền núi phía Bắc cho cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ khuyến nông cơ sở tại các xã hưởng lợi dự án phát triển nông nghiệp./.
 
Theo Sonongnghiephatinh
back-to-top.png